Doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2023 ở Hà Nội sẽ được BKAV miễn phí sử dụng 1 Năm chữ ký số và 500 số hóa đơn - 06 công việc pháp lý cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.
Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành một số thủ tục cần thiết để chính thức đi vào hoạt động. Sau đây, BKAV xin gửi đến Quý khách hàng 06 công việc pháp lý cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp trong năm 2023.
-
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
-
Đăng ký chữ ký số (Token)
-
Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử, thông báo số tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế.
-
Treo bảng hiệu tại công ty
-
Nộp lệ phí môn bài hằng năm
-
Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
1.Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu là một trong những việc cần làm sau khi có Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Công ty nộp hồ sơ khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý.
Thành phần hồ sơ cơ bản quý khách hàng cần chuẩn bị:
-
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
-
Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
-
Quyết định bổ nhiệm kế toán;
-
Tờ đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn;
-
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;
-
Bảng đăng ký chương trình mở sổ kế toán bằng máy tính;
-
Tờ khai lệ phí môn bài (nộp online);
-
Giấy ủy quyền hoặc giấy giới thiệu nộp hồ sơ (nếu có).
Lưu ý: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp GPKD, doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu.
2. Đăng ký chữ ký số (Token)
Chữ ký số là yêu cầu bắt buộc phải sử dụng;
Vai trò của chữ ký số được hiểu như là một chữ ký tay của cá nhân hay một con dấu của cơ quan, doanh nghiệp;
Sử dụng chữ ký số, các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp sẽ được pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử;
Tiêu biểu một số giao dịch dùng chữ ký số như ký hóa đơn điện tử, ký kê khai và nộp thuế, ký bảo hiểm xã hội điện tử, ký kê khai hải quan điện tử, ký email và các văn bản điện tử khác,…..
Bảng giá chữ ký số Bkav CA
Từ ngày …/07/2023, Doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2023 ở Hà Nội sẽ được BKAV miễn phí sử dụng 1 Năm chữ ký số và 500 số hóa đơn.
3. Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký nộp thuế điện tử, thông báo số tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế.
Quý khách liên hệ ngân hàng để mở tài khoản cho công ty. Tùy theo quy định của ngân hàng mà mỗi ngân hàng yêu cầu thành phần hồ sơ khác nhau.
Dưới đây là những giấy tờ cơ bản quý khách cần chuẩn bị:
Lưu ý:
-
Quý khách nên đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử cho ngân hàng;
-
Thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế quản lý trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản.
Treo bảng hiệu tại công ty
Quý khách liên hệ cơ sở in ấn, làm bảng hiệu gồm thông tin dưới đây và treo tại trụ sở công ty.
Biển hiệu có thể làm dưới dạng ngang hoặc dọc, với giới hạn kích thước được quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 như sau:
-
Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
-
Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
-
Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Theo Điểm c Khoản 2, Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về các mức phạt liên quan đến tổ chức quản lý doanh nghiệp thì:
-
Việc không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng.
-
Thêm vào đó, Công ty vi phạm còn buộc phải gắn tên tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN theo quy định.
5. Nộp lệ phí môn bài hằng năm
Doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài hàng năm (trước ngày 31/1 để tránh phát sinh lãi chậm nộp), mức nộp lệ phí môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty theo quy định dưới đây:
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên khi thành lập.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định như sau:
6. Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
Việc nộp tờ khai, quản lý sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, báo cáo tài chính… là những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của công ty;
Vi phạm hành chính về thuế có thể bị xử phạt bằng tiền, đóng mã số thuế… gây cản trở việc kinh doanh.
-
Cho nên việc công ty có kế toán nội bộ hoặc sử dụng dịch vụ kế toán là vô cùng quan trọng, nhằm thực hiện việc khai báo thuế đúng hạn, tránh vi phạm và có tiền lệ tốt để hỗ trợ cho việc kinh doanh đối với cơ quan quản lý thuế.
Theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Điều 53 của Luật kế toán về kế toán trưởng, như sau:
Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
Như vậy, nếu DN không thuộc trong lĩnh vực nhà nước nêu trên hoặc không phải là DN siêu nhỏ thì bắt buộc phải có kế toán trưởng. Trường hợp chưa bổ nhiệm được kế toán trưởng ngay thì phải bố trí người phụ trách kế toán (Nhưng cũng chỉ được tối đa là 12 tháng, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng).